ĐIỆN MẶT TRỜI VÀ MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP …

Dưới đây là tổng kết các vấn đề thường gặp của hệ thống điện Mặt Trời cùng lời giải đáp. NETECH hy vọng với bài viết này ngày càng có nhiều người hiểu về điện Mặt Trời….

1. Hệ thống điện MT hòa lưới có hoạt đông khi mất điện lưới quốc gia không?

Đáp: Hệ thống hòa lưới trực tiếp ( ongrid ) không hoạt động khi mất điện lưới. Hệ thống được thiết kế để vận hành khi hòa lưới, lúc mất lưới không thống tự động ngắt để đảm bảo an toàn.

2. Nếu muốn sử dụng năng lượng Mặt Trời khi mất lưới thì làm như thế nào?

Đáp: Hệ thống điện mặt trời độc lập ( offgrid ) hoặc hòa lưới có lưu trữ ( hybrid ) có thể làm được việc này, nghĩa là hệ thống có sử dụng ăc quy dự trữ năng lượng. Tại thời điểm mất lưới sẽ sử dụng nguồn từ ắc quy. Thời gian dùng bao lâu tùy thuộc vào dung lượng bình acquy.

3. Vốn đầu tư hệ thống như thế nào?

Đáp: Vốn đầu tư hệ thống phụ thuộc vào pin, inverter ngoài ra còn có các yếu tố như hệ khung đỡ, dây cáp điện, vật tư phụ,…

Trung bình đối với hệ thống hòa lưới ( ongrid ) là từ 20-22 triệu đồng/kWp

Đối với hệ thống hòa lưới có lưu trữ ( hybrid ) suất đầu tư dao động từ 28-35 triệu đồng/kWp

4. Công suất lắp bao nhiêu là tối ưu?

Đáp:

-Trường hợp 1: Dựa trên sản lượng điện và lượng điện dùng hằng ngày trong tháng, khách hàng nên lắp đủ công suất bù trừ lượng điện hàng ngày sẽ tối ưu nhất do giá điện cao.
-Trường hợp 2: Nếu tính toán bán điện hoặc bù trừ với EVN thì có thể lắp toàn bộ diện tích sẵn có.

5. Có thể bán điện lại cho EVN không và khi nào được thanh toán?

Đáp: Theo quy định tại TT 16/BCT thì các hệ thống nối lưới mái nhà có thể bán điện cho EVN theo cơ chế bù trừ sản lượng, hệ thống được lắp công tơ hai chiều để tính toán sản lượng nhận từ EVN và sản lượng phát từ hệ thống điện mặt trời, trên cơ sở đó sẽ tính toán sản lượng thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có hợp đồng mua bán điện chính thức.

6. Thời gian cấp hàng và lắp đặt bao lâu?

Đáp: Thời gian cấp hàng và hòa thiện toàn bộ hệ thống tùy thuộc vào công suất hệ thống, thông thường trong vòng 4-8 tuần.

7. Thời gian bảo hành hệ thống bao lâu?

Đáp: Thời gian bảo hành cụ thể như sau:

-Tấm pin năng lương mặt trời: Bảo hành 10 năm/đổi sản phẩm nếu hư hỏng, bảo hành 25 năm hiệu suất tấm pin. Tại thời điểm 25 năm sau, hiệu suất tầm pin còn khoảng 80% hiệu suất ban đầu
– Inverter bảo hành 5 năm/tiêu chuẩn; khách hàng có thể chọn gói bảo hành mở rộng 10 năm hoặc 20 năm
– Hệ khung bảo hành 20 năm
– Các thiết bị phụ khác bảo hành 1 năm

8. Hướng nào lắp đặt tấm pin tối ưu?

Đáp: Ở Việt Nam, hướng lắp đặt tối ưu là hướng Nam, nghiêng góc từ 10-15 độ tùy vào địa phương. Ngoài ra, vì là hệ thống áp mái nên trong các trường hợp cụ thể, vẫn có thể lắp đặt tấm pin theo mái sẵn có.

9. Mái nhà nào có thể lắp đặt tấm pin?

Đáp: Mái nào cũng có thể lắp đặt tấm pin nếu thiết kế được một hệ khung phù hợp và chắc chắn.

10. Nên dùng tấm pin của hãng sản xuất nào?

Đáp: Hiện tại có rất nhiều hãng sản xuất tấm pin Mặt Trời. Tuy nhiên, Quý khách hàng nên cân nhắc lựa chọn những nhà cung cấp lâu đời, uy tín, cụ thể là nằm trong top TIER 1.

Blooomberg là một thương hiệu về tư vấn và tài chính hàng đầu thế giới. Trong ngành điện mặt trời Bloomberg đã thành lập Bloomberg New Energy Finance (BNEF) để chọn lựa ra các nhà sản xuất tấm pin mặt trời có năng lực và chất lượng tốt nhất vào top TIER 1. Đây là một danh sách được sàn lọc kỹ càng và chỉ khi đáp ứng được các nhu cầu sau thì mới được xem là hãng pin TIER 1 trên thế giới.

11. Nên dùng tấm pin Mặt Trời loại nào? Mono hay Poly?

Đáp: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại pin Mặt Trời phổ biến nhất hiện này

  • Tấm pin năng lượng mặt trời mono:
    Để tạo pin mặt trời cho những tấm pin năng lượng mặt trời mono thì nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là các chất bán dẫn silicon dạng ống, tinh khiết và được cắt ra thành các tấm mỏng. Những tấm này được gọi là “monocrysatalline” để chỉ ra rằng silicon được sử dụng là silic đơn tinh thể. Bởi vì tế bào bao gồm một tinh thể duy nhất, các phân tử electrons tạo ra dòng điện có nhiều khoảng trống để chúng di chuyển. Vì vậy tấm pin mono hiệu quả hon các tấm poly
  • Tấm pin năng lượng mặt trời poly:
    Các tấm pin năng lượng mặt trời poly cũng được làm từ silic. Tuy nhiên, thay vì sử dụng silicon đơn các nhà sản xuất đã làm tan chảy nhiều mảnh silicon với nhau để tạo ra tấm pin mỏng. Các tấm pin poly cũng được gọi là silicon đa tinh thể hoặc nhiều tinh thể. Vì có nhiều tinh thể trong tế bào nên các khoảng trống ít hơn làm cho các phân tử điện electron di chuyển cũng khó khăn hơn. Kết quả là các tấm pin năng lượng mặt trời poly có hiện suất thấp hơn pin mono.họn pin năng lượng mặt trời mono hay poly?
  • Về hiệu suất:
    Hiệu suất pin mặt trời của đơn tinh thể ( Mono Crystallie ) là cao hơn so với poly-crystalline. Cell tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả của đang phổ biến ở khoảng 16% và 17%. Tuy nhiên, khi so sánh các đặc điểm và sản xuất điện ở các Cell mô-đun năng lượng mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể cơ bản giống nhau. Nghĩa là cùng công suất tấm như nhau thì lượng điện sản sinh ra gần như nhau.
  • Về góc độ kinh tế:
    Ban có thể căn cứ vào khả năng đầu tư tài chính và nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của mình để lựa chọn công nghệ và công suất phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch đầu tư bổ xung hàng năm cho hệ thống điện mặt trời theo khả năng tài chính của mình, cho đến khi hệ thống điện mặt trời của bạn sản xuất đủ lượng điện đáp ứng đủ nhu cầu của bạn không cần vào lưới điện quốc gia, thậm chí có thể dư thừa bán ngược lại điện lên lưới cho nhà nước. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ bạn bị mất điện và hoàn toàn không phải trả tiền điện hàng tháng.Hệ thống được khấu hao hàng ngày, về độ bền trên thực tế, hầu hết các pin mặt trời lắp đặt cách đây 20 năm về trước vẫn làm việc tốt cho đến nay và đạt hiệu suất trên 95% với công suất thiết kế ban đầu.
  • Về không gian: Nếu như nhà bạn là một ngôi nhà có không gian trên nóc nhà hạn chế, tiếp xúc với mặt trời nhỏ hay có cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên sử dụng pin năng lượng mặt trời mono vì nó có nhiệu suất cao hơn. Ngược lại nếu nhà bạn có không gian rộng thì bạn có thể sử dụng pin poly,nó có thể tiết kiệm cho bạn thêm một khoảng tài chính.
    Nếu bạn muốn lắp đặt một hệ thống pin năng lượng mặt trời hiêu quả và phù hợp nhất thì tấm pin năng lượng mặt trời của bạn thường phải được lắp đặt trên nóc nhà, xây dựng trạm độc lập, cột, vách tường kính … Quan trọng là để tấm pin của bạn nhận được trực tiếp nhiều năng lượng mặt trời nhất từ trái đất có thể

12. Để ngăn chặn các vật nặng va chạm vào tấm pin, có nên lắp thêm một lớp lưới sắt để bảo vệ?

Đáp: Không khuyến thích lắp đặt lớp lưới bảo vệ. Bởi vì lớp lưới đó có thể tạo thành bóng râm,sau đó tạo thành hiệu ứng điểm nóng, ảnh hưởng đến hiệu suất phát điện của cả hệ thống. Ngoài ra, các tấm mô đun đạt tiêu chuẩn đều thông qua kiểm nghiệm chịu lực mưa đá, va chạm nên thường không cần thiết phải lắp đặt lưới bảo hộ.

13. Lắp đặt tấm pin PV trên mái nhà thì có yêu cầu gì với môi trường xung quanh?

Đáp: Nếu như xung quanh hệ thống có lượng bụi, ô nhiễm lớn, gió cát lớn, lượng khói đặc … sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng chiếu đến tấm pin, dẫn đế suy giảm lượng điện phát ra.

14. Lợi ích của việc lắp đặt tấm pin trên tòa nhà thương mại và hộ gia đình có giống nhau?

Đáp: Lợi ích khác nhau.Cho dù nhà nước có cơ chế khuyến khích mua điện khi người dùng dùng không hết lượng điện phát ra. Điện PV của các tòa nhà thương mại, công ty có thể giúp cơ quan tổ chức này thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với hộ gia đình vì lượng điện họ sử dụng nhiều hơn.

15. Có thể giám sát trực tuyến lượng điện phát ra của hệ thống không?

Đáp: Hiện nay, đa phần các hãng sản xuất Inverter lớn đều tích hợp một ứng dụng hay phần mềm theo dõi hoạt động của hệ thống qua Internet. Nếu như hệ thống PV được lắp đặt tương ứng với hệ thống giám sát, có thể tiến hành giám sát trực tuyến lượng điện phát ra. Ngoài ra, cũng có thể giám sát  trực tuyến dữ liệu quan trọng của thiết bị, chất lượng điện, dữ liệu môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *