MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN

MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN ???

Sự vận hành an toàn của hệ thống điện phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng vận hành của các phần tử thiết bị trong hệ thống điện. Chất lượng vận hành của thiết bị lại được quyết định bởi chất lượng, các đặc tính cơ, điện, nhiệt, hóa và tuổi thọ của các vật liệu sử dụng làm kết cấu cách điện của thiết bị điện. Để đạt được yêu cầu về sự vận hành tin cậy của thiết bị điện, cũng như của hệ thống điện, cần phải phối hợp áp dụng nhiều giải pháp khác nhau từ khâu nghiên cứu chế tạo các vật liệu cách điện đến khâu chọn loại vật liệu cách điện phù hợp sau đó là khâu thiết kế cách điện và sau cùng là khâu chế tạo sản phẩm hoàn thiện.

Tuy nhiên, các giải pháp trên chưa đủ để đảm bảo an toàn cách điện theo yêu cầu. Trong quá trình sản xuất và sử dụng hàng loạt trang thiết bị điện áp cao khó tránh khỏi xuất hiện những khuyết tật trong cách điện, với một xác suất nhất định nào đó, do những sai sót trong chế tạo, vận chuyển, lắp ráp hoặc trong thời gian vận hành cũng như do những tác nhân bên ngoài chưa lường trước được. Để giảm thấp một cách đáng kể xác suất sự cố do hư hỏng cách điện, cần phải áp dụng một hệ thống kiểm tra, thí nghiệm chất lượng kết cấu cách điện bằng những công đoạn với nhiều thử nghiệm khác nhau trong quá trình chế tạo, kiểm tra xuất xưởng, đóng điện nghiệm thu sau khi lắp đặt cũng như định kỳ thí nghiệm trong quá trình vận hành để đảm bảo sự làm việc tin cậy của thiết bị.

Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN ???

Việc áp dụng hệ thống kiểm tra thử nghiệm điện có nhiều ý nghĩa tích cực trong công tác quản lý và vận hành hệ thống điện, cụ thể là:
Xét về mặt kinh tế thì đây là biện pháp hợp lý để nâng cao sự an toàn của cách điện vì trong phần lớn các trường hợp tổng chi phí để thực hiện biện pháp này cộng với các chi phí cho sự sửa chữa hay thay thế những kết cấu cách điện không đạt yêu cầu phát hiện được sau khi kiểm tra thử nghiệm nhỏ hơn nhiều các tổn thất do các sự cố gây nên bởi sự hư hỏng cách điện, dẫn đến hư hỏng thiết bị làm gián đoạn vận hành hệ thống điện.
Xét riêng rẽ ở từng thiết bị, biện pháp kiểm tra, thử nghiệm phát hiện các khuyết tật (không thể chấp nhận được) để có thể kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cũng đem lại hiệu quả trong vận hành. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hệ thống kiểm tra, thử nghiệm này chỉ có được khi số các chi tiết bị loại bỏ qua quá trình kiểm tra, thử nghiệm không nhiều, chiếm tỉ lệ nhỏ trong giá thành thiết bị. Trong trường hợp ngược lại, việc thay thế thiết bị mới, loại bỏ các thiết bị cũ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Đứng về góc độ kỹ thuật thì việc tổ chức thực hiện tốt công tác thí nghiệm đi đôi với bảo dưỡng sẽ góp phần nâng cao tuổi thọ làm việc của thiết bị và giảm thiểu đến mức thấp nhất các sự số xảy ra trên thiết bị, đảm bảo sự vận hành tin cậy và nâng cao độ ổn định của hệ thống điện. Ngày nay với sự hình thành và phát triển của các hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng trực tuyến đã phần nào giúp cho các nhà quản lý hệ thống và các nhân viên quản lý vận hành nắm bắt được kịp thời các thông tin liên quan đến tình trạng của các thiết bị chính trong trạm, nhà máy từ đó đề ra những hoạt động kiểm tra bổ sung hoặc khắc phục phòng ngừa hợp lý. Sự áp dụng hệ thống kiểm tra không giảm thấp yêu cầu đối với chất lượng chế tạo. Ngược lại, qua kiểm tra thử nghiệm, cho phép phát hiện những chỗ chưa hợp lý trong thiết kế và trong công nghệ chế tạo, để có hướng sửa đổi các sản phẩm thiết bị ngày càng thích hợp và hoàn thiện hơn.

CÁC HÌNH THỨC THÍ NGHIỆM ĐIỆN :

1. Thí nghiệm xuất xưởng : là thí nghiệm, kiểm tra chất lượng các chi tiết, các phần tử cấu thành và thử nghiệm tổng thể thiết bị  tại nơi chế tạo trước khi xuất xưởng.

2. Thí nghiệm mới: là thí nghiệm đánh giá chất lượng thiết bị điện, hệ thống điện chuẩn bị đưa vào vận hành lần đầu trước khi đóng điện nghiệm thu để đưa vào sử dụng.

3. Thí nghiệm định kỳ: là thí nghiệm thiết bị điện sau một khoảng thời gian vận hành theo quy định nhằm đánh giá chất lượng hiện tại của thiết bị để có kế hoạch chủ động phòng ngừa sự cố có thể xảy ra do chất lượng của thiết bị điện suy giảm.

4. Thí nghiệm sau sửa chữa: là thí nghiệm thiết bị điện sau khi được sửa chữa nhằm đánh giá chất lượng của thiết bị điện để đảm bảo đã khắc phục xong sự cố và thiết bị sẵn sàng vận hành trở lại.

 

 

Hy vọng những gì mà NETECH đã cung cấp có thể mang lại những thông tin bổ ích cho quý khách. Để được tư vấn về các dịch vụ liên quan đến thí nghiệm điện, quý khách có thể  liên hệ : ☎️☎️Hotline : 0986.630.444

??Website : https://netech.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *